Tại New York, cách đây nhiều năm, chính quyền thành phố đã phát triển một dự án Wi-Fi công cộng miễn phí với tên gọi LinkNYC nhằm giúp mọi công dân đều có khả năng truy cập internet miễn phí. Nhiều công ty khác như Facebook hay Google cũng đưa ra các dự án nhằm đem internet về với càng nhiều người càng tốt.
Thông thường, bạn có thể truy cập Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm. Thế nhưng những dịch vụ miễn phí này đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định. Bạn có quyền sử dụng miễn phí nếu như những công ty cung cấp các dịch vụ này có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các thông tin giá trị về chính cá nhân, địa điểm và hành vi của bạn.
Ngoài ra, Wi-Fi miễn phí cũng là khởi nguồn của nhiều vụ rò rỉ dữ liệu, mất mát thông tin… Vậy Wi-Fi miễn phí có thực sự miễn phí? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về hệ thống Wi-Fi miễn phí cung cấp cho toàn thành phố New York để xem cái giá phải trả nếu sử dụng các dịch vụ miễn phí này.
Thông thường, bạn có thể truy cập Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm. Thế nhưng những dịch vụ miễn phí này đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định. Bạn có quyền sử dụng miễn phí nếu như những công ty cung cấp các dịch vụ này có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các thông tin giá trị về chính cá nhân, địa điểm và hành vi của bạn.
Ngoài ra, Wi-Fi miễn phí cũng là khởi nguồn của nhiều vụ rò rỉ dữ liệu, mất mát thông tin… Vậy Wi-Fi miễn phí có thực sự miễn phí? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về hệ thống Wi-Fi miễn phí cung cấp cho toàn thành phố New York để xem cái giá phải trả nếu sử dụng các dịch vụ miễn phí này.
Nguồn gốc của LinkNYC
Thành phố New York bắt đầu khai thác mạng Wi-Fi công cộng miễn phí vào năm 2012 để thay thế hệ thống di động công cộng đã lâu đời, và chỉ hai năm sau, kế hoạch cho mạng Wi-Fi này đã được đệ trình.
Công ty thắng vụ thầu này là City Bridge, một công ty hợp danh của bốn công ty bao gồm cả công ty quảng cáo Titan và công ty thiết kế Control Group. Bản đề xuất này bao gồm việc xây dựng một mạng 10.000 máy kios khắp thành phố, trang bị router Wi-Fi tốc độ cao để cung cấp internet, cuộc gọi miễn phí trong nước Mỹ, kèm chức năng sạc điện thoại và bản đồ thành phố cảm ứng.
Gần đây, Google đã sáng lập ra một công ty với tên gọi Sidewalk Labs. Công ty này đã “nuốt gọn” Titan và Control Group sau đó sáp nhập cả hai với nhau. Google, một công ty với mô hình kinh doanh dựa trên việc thu thập dữ liệu người dùng, nghiễm nhiên trở thành đối tác chính cung cấp Wi-Fi miễn phí cho cả thành phố New York.
Miễn phí như thế nào thì là miễn phí?
Giống như nhiều sản phẩm và dịch vụ internet miễn phí, LinkNYC sẽ được hỗ trợ nhờ doanh thu quảng cáo. LinkNYC dự kiến sẽ đem về 500 triêu USD doanh thu quảng cáo cho thành phố New York trong vòng 12 năm tới, dựa trên việc treo quảng cáo kỹ thuật số tại các kios và máy di động của mọi người. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp truy cập internet miễn phí và đổi lại bằng dữ liệu về cá nhân cũng như hành vi của người sử dụng nhằm đưa ra các quảng cáo hướng đối tượng.
Trong chính sách bảo mật của Link NYC không hề sử dụng từ “quảng cáo” mà chỉ nói một cách mơ hồ là nó “có thể sử dụng thông tin của bạn, bao gồm thông tin có khả năng nhận dạng cá nhân” để cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng không hề nói rõ rằng mạng này có thể sử dụng để theo dõi địa điểm của người dùng ở mức độ nào.
Năm 2014, công ty Titan dính "phốt” sau khi cài đặt hơn 100 đèn hiệu Bluetooth tại các bốt điện thoại công cộng mà không được sự đồng ý của thành phố. Sau đó công ty này đã buộc phải gỡ bỏ tất cả. Thế nhưng những chiếc đèn hiệu này lại quay trở lại như một phần của hợp đồng LinkNYC.
Những chiếc đèn hiệu này sẽ cho phép quảng cáo hướng đối tượng được gửi thẳng vào điện thoại di động của người dùng sau khi họ lời khỏi điểm phát hotspot đó. Tuy nhiên người dùng có quyền lựa chọn tắt chế độ này khi sử dụng dịch vụ của thành phố. Vậy là khi sử dụng internet miễn phí trên hệ thống LinkNYC, đổi lại người dùng sẽ phải trả giá bằng việc bị thu thập thông tin nhạy cảm cá nhân, địa điểm và dữ liệu hành vi.
Sự nhập nhằng trong điều khoản điều kiện là cách mà nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền internet đã sử dụng để thu thập dữ liệu của những người dùng sơ ý.
Sự nghịch lý về quyền riêng tư
Có một nghịch lý rất kỳ lạ giữa suy nghĩ và hành động thực tế liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Trong cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 93% người sử dụng trưởng thành cho rằng việc nắm quyền kiểm soát về đối tượng được chia sẻ thông tin là một điều quan trọng, 90% cũng có suy nghĩ tương tự khi được hỏi về thông tin bị thu thập.
Những người được hỏi cũng đưa ra cái giá rất cao (khoảng 60 USD) khi được ngỏ lời muốn mua lại thông tin cá nhân của mình hay muốn biết về địa điểm của mình.Thế nhưng trên thực tế, họ lại đánh đổi thông tin cá nhân và dữ liệu hành vi bằng cái giá quá rẻ, chỉ là vài giờ sử dụng Wi-Fi miễn phí.
Quay lại với mô hình kinh doanh của LinkNYC, ước tính hệ thống này đem về doanh thu 500 triệu USD trong vòng 12 năm. Với 10.000 kios Link và khoảng 9 triệu người tại thành phố New York, doanh thu mỗi tháng trên đầu người là 0,000043 USD. Đây có thể quy đổi thành cái giá mà mỗi người chấp nhận trả để các công ty cung cấp internet miễn phí mua lại thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của mình khi họ sử dụng dịch vụ của LinkNYC. Thử so sánh với cái giá 60 USD mà họ tự giao bán mình trước đó, quả là một sự chênh lệch lớn! Tại sao lại vậy?
Trong những cuộc thử nghiệm, người tham gia được cung cấp thông tin và hiểu rõ ràng rằng thông tin nào sẽ được sử dụng, sử dụng cho mục đích gì... Thế nhưng trên thực tế, người dùng chẳng buồn đọc điều khoản và điều kiện riêng tư. Đôi khi họ cũng không thể hiểu những điều trong đó viết thực sự có ý nghĩa pháp lý thế nào bởi các tài liệu này thường dùng nhiều thuật ngữ pháp lý và có nhiều chỗ rất thiếu rõ ràng. Cuối cùng, người dùng chấp nhận giao nộp dữ liệu cá nhân của mình với cái giá vô cùng rẻ mạt.
Nhiều mô hình kinh doanh thành công đã phần nào dựa trên chính sự tráo đổi này. Các mạng xã hội như Facebook hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc báo điện tử cũng dựa trên chính điều này.
Hãy là người dùng khôn ngoan
Trong thời đại thông tin phong phú, nhiều người vẫn kém hiểu biết về giá trị của mình trên mạng internet. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn hãy luôn nghĩ thật kỹ trước khi kết nối vào một mạng Wi-Fi miễn phí nào đó. Hãy nghĩ về những dữ liệu cá nhân mình sẽ mất đi ngay sau khi kết nối với mạng Wi-Fi miễn phí hay dịch vụ miễn phí đó. Thử tưởng tượng nếu dữ liệu về tài chính, lịch sử mua sắm, dữ liệu y tế hay tất cả địa điểm bạn đã từng ghé qua bị thu thập và rồi bị bán cho các công ty nước ngoài nào đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nhiều công ty cũng đã ý thức được điều này. Mozilla gần đây đã tung ra một bản cập nhật trình duyệt giúp chặn quảng cáo và các chức năng theo dõi. Apple cũng tránh trở thành một mô hình kinh doanh quảng cáo bằng cách khai thác dữ liệu người dùng, đổi lại công ty này chọn cách kiếm tiền từ bán phần cứng và dịch vụ. Mọi người cần biết đánh giá đúng giá trị của những dữ liệu cá nhân. Đây là một bước quan trọng để tiến tới phát triển những mạng internet miễn phí nhưng đáng tin cậy, riêng tư và bảo mật.
Có một nghịch lý rất kỳ lạ giữa suy nghĩ và hành động thực tế liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Trong cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 93% người sử dụng trưởng thành cho rằng việc nắm quyền kiểm soát về đối tượng được chia sẻ thông tin là một điều quan trọng, 90% cũng có suy nghĩ tương tự khi được hỏi về thông tin bị thu thập.
Những người được hỏi cũng đưa ra cái giá rất cao (khoảng 60 USD) khi được ngỏ lời muốn mua lại thông tin cá nhân của mình hay muốn biết về địa điểm của mình.Thế nhưng trên thực tế, họ lại đánh đổi thông tin cá nhân và dữ liệu hành vi bằng cái giá quá rẻ, chỉ là vài giờ sử dụng Wi-Fi miễn phí.
Quay lại với mô hình kinh doanh của LinkNYC, ước tính hệ thống này đem về doanh thu 500 triệu USD trong vòng 12 năm. Với 10.000 kios Link và khoảng 9 triệu người tại thành phố New York, doanh thu mỗi tháng trên đầu người là 0,000043 USD. Đây có thể quy đổi thành cái giá mà mỗi người chấp nhận trả để các công ty cung cấp internet miễn phí mua lại thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của mình khi họ sử dụng dịch vụ của LinkNYC. Thử so sánh với cái giá 60 USD mà họ tự giao bán mình trước đó, quả là một sự chênh lệch lớn! Tại sao lại vậy?
Trong những cuộc thử nghiệm, người tham gia được cung cấp thông tin và hiểu rõ ràng rằng thông tin nào sẽ được sử dụng, sử dụng cho mục đích gì... Thế nhưng trên thực tế, người dùng chẳng buồn đọc điều khoản và điều kiện riêng tư. Đôi khi họ cũng không thể hiểu những điều trong đó viết thực sự có ý nghĩa pháp lý thế nào bởi các tài liệu này thường dùng nhiều thuật ngữ pháp lý và có nhiều chỗ rất thiếu rõ ràng. Cuối cùng, người dùng chấp nhận giao nộp dữ liệu cá nhân của mình với cái giá vô cùng rẻ mạt.
Nhiều mô hình kinh doanh thành công đã phần nào dựa trên chính sự tráo đổi này. Các mạng xã hội như Facebook hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc báo điện tử cũng dựa trên chính điều này.
Hãy là người dùng khôn ngoan
Trong thời đại thông tin phong phú, nhiều người vẫn kém hiểu biết về giá trị của mình trên mạng internet. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn hãy luôn nghĩ thật kỹ trước khi kết nối vào một mạng Wi-Fi miễn phí nào đó. Hãy nghĩ về những dữ liệu cá nhân mình sẽ mất đi ngay sau khi kết nối với mạng Wi-Fi miễn phí hay dịch vụ miễn phí đó. Thử tưởng tượng nếu dữ liệu về tài chính, lịch sử mua sắm, dữ liệu y tế hay tất cả địa điểm bạn đã từng ghé qua bị thu thập và rồi bị bán cho các công ty nước ngoài nào đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nhiều công ty cũng đã ý thức được điều này. Mozilla gần đây đã tung ra một bản cập nhật trình duyệt giúp chặn quảng cáo và các chức năng theo dõi. Apple cũng tránh trở thành một mô hình kinh doanh quảng cáo bằng cách khai thác dữ liệu người dùng, đổi lại công ty này chọn cách kiếm tiền từ bán phần cứng và dịch vụ. Mọi người cần biết đánh giá đúng giá trị của những dữ liệu cá nhân. Đây là một bước quan trọng để tiến tới phát triển những mạng internet miễn phí nhưng đáng tin cậy, riêng tư và bảo mật.
Theo ICTNews